Ý tưởng thiết kế không tưởng, khó khăn về tài chính, sinh ra lúc khủng hoảng là nguyên nhân chính dẫn đến việc xây dựng những tòa tháp chọc trời nổi tiếng nhất thế giới bị hủy bỏ.
1. Tòa tháp The Chicago Spire
Địa điểm: Chicago, Mỹ.
Tòa tháp dự kiến xây cao tới 610 m đã bị dừng thi công từ năm 2008 do kinh tế suy thoái. Ngoài nguyên nhân sinh ra không đúng thời, thiết kế có phần quá ảo tưởng như cao 150 tầng, hay mỗi tầng của tòa cao ốc có thể xoay 2,4 độ cũng dẫn đến dấu chấm hết cho dự án này. Khi chủ đầu tư gặp trục trặc về tài chính với ngân hàng Anglo Ailen, dự án chính thức bị hủy bỏ.
2. Tòa tháp Fourth Grace
Địa điểm: Liverpool, Anh
Thành phố Liverpool của Anh có 3 tòa tháp rất cổ kính, được coi như những kỳ quan của đất nước Anh. Chính vì lẽ đó, các kiến trúc sư muốn tạo ra một tòa tháp thứ 4, như một sự ân sủng cho Liverpool nói riêng và đất nước Anh nói chung bằng tòa nhà mang tên Fourth Grace này.
Tuy vậy, ngay từ những ngày đầu tiên, vô số những vấn đề nảy sinh xung quanh việc xây dựng tòa nhà, đặc biệt nhất là về tài chính. Chính vì lẽ đó, công trình đã phải dừng thi công vào năm 2004. Sau này, những kiến trúc sư của dự án vẫn không nguôi ý tưởng và quyết định chuyển địa điểm xây dựng sang thủ đô Toronto của Canada, nơi có ngành công nghiệp xây dựng phát triển có phần nhanh và mạnh hơn so với Liverpool.
3. Mile High
Địa điểm: Chicago, Mỹ.
Kiến trúc sư người Mỹ mang tên Frank Lloyd Wright đã đưa ra ý tưởng xây dựng một tòa nhà chọc trời theo đúng nghĩa đen với độ cao là 1 dặm. Với chiều cao này, Mile High sẽ cao gấp 4 lần tòa tháp Empire State Building cũng đang được xây dựng ở New York thời kỳ đó, thậm chí nếu hoàn thành nó sẽ cao gấp 2 lần so với Buji Khalifa, tòa tháp đang giữ vị trí cao nhất thế giới.
Ngoài độ cao “khủng”, thiết kế tòa nhà được cho là rất thực tế bởi nó hoàn toàn phù hợp và có ích khi thành phố Chicago đang ngày càng được mở rộng và số lượng dân số tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, cũng giống số phận với những tòa tháp kể trên, Mile High đã gặp phải trở ngại lớn về tài chính, và dự án đã mãi phải “ngủ” trên những trang giấy.
4. Nakheel harbor
Địa điểm: Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.
Cũng với tham vọng khi hoàn thành sẽ trở thành tòa tháp cao nhất thế giới với độ cao gần 1.400 m. Tuy nhiên, suy giảm kinh tế toàn cầu những năm 2000 đã khiến tòa tháp được đặt tên Nakheel Harbor này không thể tiếp tục xây dựng.
Tháng 1/2009 dự án chính thức được khởi công, tuy nhiên, không đầy 18 tháng sau đó, nó đã bị dừng lại, hủy bỏ mãi mãi.
Tháng 1/2009 dự án chính thức được khởi công, tuy nhiên, không đầy 18 tháng sau đó, nó đã bị dừng lại, hủy bỏ mãi mãi.
5. The Russia Tower
Địa điểm: Moscow, Nga
Cao 118 tầng với 101 thang máy được lắp ráp, có sức chứa lên đến 30.000 người là những con số ấn tượng mà tòa tháp The Russia sẽ đạt được khi hoàn thành. Tuy nhiên, do gặp phải nhiều trở ngại, dự án cũng đã bị hủy bỏ vào tháng 6/2009. Một số lý do kiến tòa tháp này không được xây dựng theo đúng kế hoạch ban đầu là khủng hoảng tín dụng năm 2008. Tuy vậy, hiện nay, một phần dự án vẫn được ứng dụng trong công trình đang được xây dựng, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm nay mang tên Trung tâm kinh doanh quốc tế Moscow.
6. Kim tự tháp Shimizu Mega-City
Địa điểm: Vịnh Tokyo, Nhật Bản
Tòa tháp dự kiến được xây nổi trên vịnh Tokyo này được phỏng theo kiến trúc của những kim tự tháp Ai Cập. Tuy nhiên, điểm đặc biệt là kim tự tháp lại cao gấp 14 lần so với những kim tự tháp thông thường. Dự án này đã bị bác bỏ ngay khi còn nằm trên giấy bởi những vật liệu yêu cầu để xây dựng nên nó hiện còn chưa được con người phát minh.
7. Tatlin’s Tower
Địa điểm: St. Petersburg, Nga
Kiến trúc sư Vladmir Tatlin đã đưa ra ý tưởng xây dựng tòa tháp mang tên mình với hình dáng vô cùng độc đáo. Những vật liệu yêu cầu xây dựng nên tòa tháp là thủy tinh, sắt và thép để có thể di chuyển được. Tòa tháp thiết kế nhằm phục vụ hội nghị, cuộc họp, nhưng, cũng như “số phận hẩm hiu” của những công trình kể trên, tòa nhà đã không bao giời được xây dựng.
Tạ Linh (theo BusinessInsider)
Theo vnexpress.net
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaThật đẹp, nhưng đáng buồn quá
Trả lờiXóagia may nuoc nong nang luong mat troi | ong ppr